Hữu
Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trong thời
kì cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông mang đậm chất trữ tình giản dị mà
sâu sắc thể hiện những cảm xúc chân thành về cuộc sống. Bằng tất cả sự cảm nhận tinh tế và tình yêu tha thiết với quê hương đất
nước và năm 1977, nhà thơ đã cho ra đời tác phẩm “sang thu” – một khúc hat ca
ngợi vẻ đẹp của đất trời trong sự chuyển biến từ hạ sang thu.
Mùa
thu vốn luôn là nguồn cảm hứng của thi nhân, là đề tài muôn thưở từ xưa đến
nay. Họ viết về mùa thu khi muốn gửi vào đó nỗi cô đơn, lẻ loi của con người giữa
bao bộn bề của cuộc đời. Con người ta tìm đến mùa thù như một điểm tựa để giãi
bày, sẻ chia hay đơn giản chỉ là chạm nhẹ vào không gian hư ảo của kỉ niệm.
Nhưng đối với Hữu Thỉnh lại khác, “thơ ông không chỉ là văn chương mà còn là một
phần gan ruột”. “Sang thu” là một phần tâm hồn ông. Trải qua bao khốc liệt của
thời chiến, nhà thơ như muốn sống chậm lại để cảm nhận, hòa mình vào không gian
thiên nhiên diệu kì, lắng nghe từng khoảnh khắc giao mùa để từ đó suy nghĩ,
chiêm nghiệm những ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời.
Trước
hết, những tín hiệu báo thu sang đã được nhà thơ cảm nhận bằng một sự tinh tế
và sâu sắc trong tâm trạng đầy bất ngờ.
“Bỗng
nhận ra hương ổi
Phả
vào trong gió se
Sương
chùng chình qua ngõ
Hình
như thu đã về”
Từ
“bỗng” xuất hiện ngay đầu dòng thơ đã bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng của tác giả. Với
bước chân duyên dáng, yêu kiều, hương ổi như đang phảng phất đâu đây mà không
ai biết. Làn hương thanh mát ấy như đang chơi trốn tìm với lòng người, khiến
thiên nhiên sang thu như mang mot vẻ đẹp bí ẩn lạ kì. Ở câu thơ tiếp theo, từ
“phả” tuy giản dị mà vô cùng ý nghĩa, hương thơm nồng nàn, quyến rũ của trái ổi
chín như được hữu hình hóa, đang lan tỏa, ướp ngọt cho không gian, Tiếp đó, người
đọc bắt gặp hình ảnh “gió se” ở cuối dòng thơ. Những cơn gió heo may se se thổi
luôn là biểu tượng của mùa thu. Bằng cảm nhận
này của Hữu Thỉnh, “hương ổi” và “gió se” – hai vẻ đẹp của mùa thu đã trở
thành những người bạn tri âm tri kỉ, đồng hành cùng nhau trong khôngg gian của
đất trời và giây phút thu sang chính là thời khắc gặp gỡ, tương giao của cái đẹp.
Trong câu thơ thứ ba của khổ thơ, cụm từ “chùng chình” đã diễn tả ngập ngừng, e
ấp bước qua ngưỡng cửa mùa thu của những hạt sương mai. Với cảm nhận của nhiều
nhà thơ, nhắc đến mùa thu là nhắc đến cái gì đó lạnh lẽo, thê lương. Nguyễn
Khuyễn cũng đã từng đọc thấy tín hiệu báo thu sang trong nỗi u buồn, quạnh vắng
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
Nhưng
đối với Hữu Thỉnh, trong tiềm thức của ông, bức tranh thu luôn hiện ra với xiết
bao dịu dàng và gần gũi, nổi bật lên bởi hình ảnh của hương ổi, gió se và sương
mờ. Cái đẹp ấy đẹp đến mức khiến con người phải say mê chiêm ngưỡng. Khổ thơ được
khép lại trong niềm băn khoăn xúc động, “hình như thu đã về”. Đó là kết quả cho
sự mong đợi, trông ngóng của nhà thơ khiến thiên nhiên đang trong thời khắc
giao mùa. Như vậy, Hữu Thỉnh đã cảm nhận về mùa thu bằng tất cả những giác
quan. Chỉ ngắn gọn trong 4 câu thơ mà những gì tinh túy nhất của mùa thu đã được thâu tóm trọn vẹn.
Hơn thế, tác giả đã dành cho của đất nước một sự mong đợi đầy tha thiết.
Khổ
thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ về
những tín hiệu báo thu sang nhưng sự tinh tế này còn được thể hiện rõ hơn qua
việc tác giả cảm nhận về những chuyển biến của đất trời mùa thu trong khổ thơ
thứ hai.
“Sông
được lúc dềnh dàng
Chim
bắt đầu vội vã
Có
đám mây mùa hạ
Vắt
nửa mình sang thu”
Hai
chữ “dềnh dàng” khiến trước mắt người đọc như hiện ra hình ảnh của dòng sông
đang chậm rãi bước đi một cách êm đềm, dịu nhẹ. Nhưng điểm nổi bật hơn cả khiên
người đọc bị ấn tượng là từ “được lúc” tuy giản dị nhưng nó đã diễn tả được trọn
vẹn ý thơ. Thu sang là thời khắc để vạn vật chuẩn bị hành trang để bắt đầu cuộc
sống mới, một hành trình trải nghiệm mới với bao nhận thức và rung động. Bước
sang câu thứ hai, người đọc nhận ra sự đối
lập về hình thức giữa câu 1 và câu 2. Dòng sông thì chậm rãi, điềm đạm, đàn
chim thì hối hả, vội vã. Nhưng nếu để ý kĩ thì từ “được lúc” ở câu 1 và “bắt đầu”
ở câu 2 đều đang hướng tới một quy luật, tất cả trong thời điểm giao mùa đều có
sự biến chuyện thay đổi, đó là hình ảnh dòng chảy của con sông, tiếng vỗ cánh của
đàn chim. Chỉ người có một trái tim nghệ sỹ và sự hiểu biết về cuộc đời mới có
những cảm nhận tinh vi đến vậy.
Đặc
biệt, hình ảnh ở 2 câu cuối khổ có thể xem là điểm nhấn, là những đường nét tuyệt
mĩ nhất của bài thơ. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây trên trời cao đã trở
thành ranh giới, là nhịp cầu nỗi giữa hạ và thu. Bên này là ánh nắng rực rỡ của
mùa hạ, bên kia đã dịu nhẹ một sắc thu. Cách diễn đạt “vắt nửa mình sang thu”
đã khiến bức tranh thu mang một vẻ đẹp thơ mộng và vô cùng lãng mạn, Đám mây
trong câu thơ tựa như môt thiếu nữ duyên dáng đang vừa quyến luyến mùa hạ vừa
rung động trước vẻ đẹp của mùa thu khiến người đọc liên tưởng ngay tới một câu
ca dao xưa
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Quả
thật, những chuyển biến của đất trời lúc sang thư đã được tác giả chứng kiến và
cảm nhận bằng một sự rung cảm tuyệt vời. Bằng việc sử dụng những từ ngữ hình ảnh
đắt giá, giàu sức biểu cảm, tác giả như đang kiếm tìm cài nhìn của mùa thu soi
rọi vào nội tâm con người.
Nếu
khổ 1 và khổ 2 là những miêu ta chân thức về thiên nhiên thì khố cuối bài thơ
là những đúc rút, những suy ngẫm triết lí về con người và cuộc đời. Câu thơ đầu
tiên cất lên như để cảm nhận thật sâu, thật kĩ từng giọt nắng cuối hạ trong khoảnh
khắc bình yên. Hữu Thỉnh đã cảm nhận được cả những bước đi, từng nhịp đập của
không gian vạn vật. Đến câu thơ thứ hai và
thứ ba người đọc cảm thấy lưu luyến bởi những từ “vơi,bớt”. Tác giả đang
diễn tả cái dần thưa thớt, ít dần của những cơn mưa rào ào ạt cùng với tiếng
sâm rền vang đến và đi bất ngờ của mùa hạ. Tất cả thật chậm rãi, thong thả và
không hề vội vã.
Câu
thơ cuối cùng khép lại bài thơ mang một giọng điệu sâu lắng, như đang muốn bày
tỏ với người đọc một sự thay đổi trong tiềm thức con người.
Vẫn
còn bao nhiêu nắng
Đã
vơi dần cơn mưa
Sấm
cũng bớt bất ngờ
Trên
hàng cây đứng tuổi
“Trên
hàng cây đứng tuổi” câu thơ tả cảnh nhưng ẩn chứa trong đó là những triết lý
sâu xa hơn khiến người đọc phải suy ngẫm. Thu đến tuy mở ra một hành trình mới,
một sự thay đổi mới nhưng điều đó sẽ đồng nghĩa với việc thời gian sẽ lại trôi
đi, gợi đến cái xế chiều của đời người. Những hình ảnh xuất hiện trước câu thơ
không chỉ đơn thuần là tả cảnh mà nó còn là tượng trưng cho giông bão của cuộc
đời. Con người đã vượt qua bao sóng gió và thử thách để giờ đây đã trở nên từng
trải và mỗi ngày điềm đạm hơn trưởng thành hơn trong cuộc đời. Hai câu thơ thể
hiện vẻ đẹp của người lính, một cốt cách hiên ngang, vững vàng. Bài thơ này làm
khi ông bước ra khỏi cuộc chiến tranh hai năm. Có lẽ chính những thời gian trải
nghiệm với cuộc kháng chiến đầy gian lao của dân tộc đã cho người lính ấy thêm
rất nhiều bản lĩnh, tự tin để đối mặt với tất cả những phong ba của cuộc đời.
Thế mới biết những câu thơ được viết lên không chỉ bằng sự tinh tế mà còn là cả
cuộc đời .
Như vậy bài thơ “Sang thu” đã trở nên giàu ý
nghĩa cùng với những thông điệp đa tầng.
Hành trình giao mùa của thiên nhiên đất trời cũng như là hành trình của đời người.
Ai cũng từng có tuổi trẻ đầy sức sống nhưng rồi cuộc đời cũng sẽ bước sang thu.
Nếu không có một vốn sống, vốn hiểu biết về cuộc đời, Hữu Thỉnh sẽ không có những
thông điệp sâu sắc đến vậy. Không chỉ có nội dung triết lí ý nghĩa mà nghệ thuật
của bài thơ cũng vô cùng đặc sắc những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, ngôn ngữ
đẹp, gợi hình gợi cảm, giọng thơ ngỡ ngàng, bất ngờ xem lẫn cả sự sâu lắng và đặc
biệt là cảm xúc tinh tế của nhà thơ được diễn tả khéo léo thú vị
làm giúp mình bài tiếp với.vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn thi nhân trong bài sang thu của hữu thỉnh
Trả lờiXóaE cứ phân tích theo bố cục bài thơ hoặc chia ý cũng được, nhưng theo cách nào cũng đảm bảo phân tích được 2 khía cạnh quan trọng vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn thi nhân là ok thui
Trả lờiXóaDạ em cảm ơn ạk!!!
XóaE cứ phân tích theo bố cục bài thơ hoặc chia ý cũng được, nhưng theo cách nào cũng đảm bảo phân tích được 2 khía cạnh quan trọng vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn thi nhân là ok thui
Trả lờiXóaBài văn hay , xúc tích nhưng mà 2 câu thơ cuối thì bạn nên nói rõ hai tầng nghĩa của nó ra chứ!
Trả lờiXóaBài viết của bạn thật hay. Hơn nữa viết rất chắc! Chúc mừng bạn!
Trả lờiXóac ơi giúp e vs.phân tích ý kiến: với sang thu hữu thỉnh đã làm ms cho thơ thu
Trả lờiXóabài viết của bạn rất hay mình cảm ơn bạn nhé
Trả lờiXóab ơi giúp mình với, đề: cảm nhận hình ảnh mặt trời trong bài thơ VLB - VP
Trả lờiXóab ơi giúp mình với, đề: cảm nhận hình ảnh mặt trời trong bài thơ VLB - VP
Trả lờiXóaCảm hứng chủ đạo của Bài thơ Sang thu =) Giups vs ạ
Trả lờiXóaDài the lam sao chép đc
Trả lờiXóa